Lần đầu cầm trên tay sản phẩm sạc dự phòng Pisen PRO Digital PowerLap 65W, bạn có thể hơi bất ngờ về ngoại hình của sản phẩm. Ấn tượng đầu tiên là vẻ ngoài khá “hầm hố”, đặc biệt là với phiên bản màu đen. Chiếc sạc này nặng khoảng 500g, với kích thước theo nhà sản xuất công bố là 147.31 x 63 x 39mm. Bạn vẫn có thể cầm gọn trong lòng bàn tay, nhưng có lẽ sẽ hơi khó khăn một chút với những ai có bàn tay nhỏ.
Nhưng bù lại, dung lượng của PRO Digital PowerLap lên tới 30.000mAh, do đó nó vẫn khá nhỏ gọn so với một viên pin với công suất lớn cùng khả năng tích trữ điện năng thuộc hàng “top”. Thiết kế của sạc rất đơn giản, với hai lựa chọn đen/trắng trên lớp sơn nhám cho cảm giác cầm nắm rất “đã tay”. Lớp sơn nhám thỉnh thoảng sẽ để lại dấu vân tay, tuy nhiên nó mang lại cảm giác đây là một sản phẩm được chăm chút về ngoại hình và có độ hoàn thiện cao.
Một chiếc màn hình Led nhỏ hình tròn, với đường kính khoảng 2cm được nhà sản xuất đặt ở mặt trước để hiển thị phần trăm pin còn lại. Màn hình sẽ không sáng mà chỉ hiển thị khi đang nạp pin. Do đó, bạn cần bấm vào một nút bấm vật lý ở cạnh bên để màn hình hiển thị lại.
Dung lượng của viên pin trong sạc lên tới 30.000mAh - một con số có thể đáp ứng được nhu cầu nạp năng lượng cho nhiều thiết bị khác nhau. Dù mang đi học, đi làm, đi chơi, PRO Digital PowerLap vẫn “vô tư” phục vụ mà không làm người dùng phải lo lắng về thời gian phải sạc lại cho sản phẩm. PRO Digital PowerLap mang đúng ý nghĩa của một chiếc sạc dự phòng, khi bạn không phải quá lưu tâm về thời điểm phải sạc lại.
Điểm đặc biệt trên sản phẩm này là công suất sạc lên tới 65W, với giao thức sạc PD (Power Delivery). Đây là một sản phẩm ”cứu trợ” tuyệt vời khi bạn không mang theo bộ sạc của laptop hoặc bất kỳ một thiết bị nào. Sạc dự phòng có 1 cổng đầu vào micro USB 5V-3A hoặc 9V-2A, 1 cổng đầu ra/vào Type-C PD công suất tối đa 20V-3.25A, 01 cổng đầu ra Type-C công suất tối đa 9V-2A, 1 cổng ra vào USB-A công suất tối đa 9V-2A. Như vậy, bạn có thể sạc cùng lúc tới 3 thiết bị khác nhau với tốc độ khá ấn tượng.
Điểm trừ của chiếc sạc dự phòng này nằm ở việc không có dây cáp kèm theo. Một số sản phẩm sạc dự phòng của Pisen thường được gắn cố định với một dây Type-C và một dây Lightning. Tuy nhiên với PRO Digital PowerLap 65W, bạn sẽ phải mang theo dây cáp. Ngoài ra thời gian để sạc cho sản phẩm cũng đáng để lưu tâm. Do có dung lượng lớn, bạn sẽ mất khoảng 2,5-3h đồng hồ để sạc đầy, tùy vào công suất sạc.
Có thể thấy, đây là một chiếc sạc dự phòng phù hợp cho những ai có nhu cầu năng lượng lớn, phục vụ sạc cho nhiều thiết bị với công suất nhanh. Ngoại hình vuông vức với thiết kế bắt mắt sẽ dễ dàng làm những người xung quanh ấn tượng khi sử dụng sạc. Mức giá khoảng hơn 2 triệu đồng của sản phẩm cũng khá hợp lý cho những công nghệ được tích hợp.
Để tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu, Pisen đã nâng cấp hệ thống nhận dạng hàng chính hãng. Pisen Việt Nam đã phát động chiến dịch vì mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng “Quét mã QR Code nhận biết hàng chính hãng - kích hoạt gói dịch vụ Pisen Care Plus, tăng thời gian bảo hành miễn phí “Đổi mới” lên tới 24 tháng với phụ kiện và 420 ngày với pin điện thoại, ipad, Macbook”. Hướng dẫn sử dụng hệ thống chống giả bằng QR Code và kích hoạt gói bảo hành tới 24 tháng của Pisen ![]() Hướng dẫn kiểm tra sơ bộ chống giả bằng Barcode ID ![]() |
Quỳnh Anh
" alt=""/>Sạc nhanh và đa năng với Pisen PRO Digital PowerLap 65WSáng 20/5, phát biểu phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Theo Phó Thủ tướng, trong năm 2023 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng GDP tăng 5,05% (báo cáo trước là 5%). Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao.
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 3,25%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2% và tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, quốc phòng an ninh, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết khác.
Trong bối cảnh đó, nhiều chính sách, giải pháp đã được đưa ra như miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 191.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. (Ảnh: Quốc hội)
Bội chi ngân sách khoảng 3,5% GDP, dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo. Tính đến hết năm 2023, cả nước đã dành được khoảng 680.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD. Thu hút vốn FDI đạt 39,4 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5%, cao nhất từ trước đến nay.
Mặc dù các kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song Phó Thủ tướng đánh giá vẫn còn những hạn chế, khó khăn.
Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt yêu cầu. Thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà. Chấp hành kỷ luật, kỷ cương của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa nghiêm.
Về triển khai kế hoạch phát triển KTXH những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức hơn. Bất ổn địa chính trị, xung đột quân sự leo thang tại một số quốc gia, khu vực, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự ổn định, phát triển toàn cầu; thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề.
Nhiều nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta phục hồi chậm, tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ; tỷ giá đồng USD và giá vàng tăng mạnh; giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, dịch vụ vận tải… biến động mạnh. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu khả quan hơn, là cơ hội thuận lợi cho phát triển.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020-2023; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, trong đó vốn FDI đăng ký mới đạt 7,11 tỷ USD, tăng 73,2%; FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhiều tập đoàn lớn đã cam kết đầu tư vào Việt Nam trong các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo…
Xăng dầu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển khá. Hoạt động dịch vụ vận tải được cải thiện, nhất là vận tải đường sắt có nhiều đổi mới. Du lịch tiếp tục phục hồi nhanh với gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Phát triển kết cấu hạ tầng KTXH được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia; trong đó khởi công dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, mở rộng nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đưa vào khai thác đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (30 km), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (79 km), nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên hơn 2.000 km.
Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai; có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành viêc lập, thẩm định, phê duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 6 quy hoạch vùng KTXH và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Nhiều tồn đọng kéo dài được xử lý
Cũng theo Phó Thủ tướng, nhiều vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài được tập trung xử lý, đạt kết quả tích cực. Trong đó, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.
Dự kiến, việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc sẽ hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.
Tuy vậy, báo cáo Chính phủ nhìn nhận sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, nhất là trong kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỉ giá; tăng trưởng tín dụng còn thấp, giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chưa đạt yêu cầu.
Chỉ ra nguyên nhân, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng trước sức ép từ bên ngoài, những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài từ lâu, bộc lộ rõ hơn, bao gồm các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, ngân hàng yếu kém. Một số cán bộ, công chức còn chưa chủ động, quyết liệt, còn tâm lý né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...
Về các giải pháp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn. Làm mới các động lực tăng trưởng, tiếp tục miễn giảm gia hạn thuế phí, tiết kiệm chi, quản lý giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý…
"Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, chấm dứt tình trạng sợ sai, né tránh và đùn đẩy trách nhiệm. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh số hóa, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất…
Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tập trung chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém. Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, liên vùng...",Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu.
PHẠM DUY" alt=""/>Đã dành được khoảng 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lươngBan Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung trên theo quy định.
Ông Mai Tiến Dũng (trái) và ông Dương Văn Thái.
Trước đó, hôm 4/5, tại họp báo thường kỳ của Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, mở rộng vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Dương Văn Thái bị bắt trong quá trình cơ quan điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ xảy ra tại Tập đoàn Thuận An.
Anh Văn" alt=""/>Khai trừ Đảng các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái